Thám tử hải phòng đang đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân – Chuyện nghề “thám tử tư ” (Tham tu hai phong)

445

Suốt dọc đường phố đông nghẹt, Trung phải trổ hết tài lạng lách mới bám theo được một “cậu ấm” được bố mẹ cậu ta giao nhiệm vụ theo dõi vì có giấy báo nghỉ học của nhà trường. Qua ngã tư “cậu ấm” rẽ vào một quán nét rồi dán mắt vào màn hình chiếc máy vi tính và say sưa “cày” game. “Hóa ra thân chủ của mình vì là con nghiện game mà bỏ học!” – Trung, một thám tử mới vào “nghề” phân trần…

Quảng cáo của một công ty thám tử trên mạng

“Sherlock Holmes” thời hiện đại

Chưa phát triển rầm rộ như các thành phố như: Hồ Chí Minh, Hà Nội… song do nhu cầu mà các dịch vụ điều tra và cung cấp thông tin ở Hải Phòng cũng đã bắt đầu xuất hiện. Dịch vụ này hoạt động dưới hình thức công ty cung cấp thông tin cho khách hàng. Và từ đây, nghề với tên gọi “thám tử tư” đã thu hút không ít người.

Theo một địa chỉ trên mạng, tôi tìm tới Công ty TNHH dịch vụ cung cấp Thông tin Toàn Cầu Giss. Giám đốc công ty, ông Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ: Giss là một trong những “địa chỉ” đầu tiên có mặt ở Hải Phòng hoạt động về lĩnh vực cung cấp thông tin. Công ty có thể đáp ứng các vấn đề như tư vấn, cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp; thông tin về lĩnh vực kinh tế, hôn nhân, gia đình; quản lý, giám sát con cái vị thành niên, cung cấp thông tin về người thân sống xa nhà; tìm bằng chứng phục vụ quá trình bào chữa… Nhu cầu có nhiều nhưng dịch vụ đắt khách nhất vẫn là theo dõi chứng cứ ngoại tình của các ông chồng và giám sát con cái. Họ sẽ biết chồng mình đang làm gì, đi đâu, có “léng phéng” với em chân dài hay váy ngắn nào không?… Tất cả đều chính xác và đầy đủ bằng chứng”.

Theo ông Hà, hầu hết khách hàng tìm đến dịch vụ thám tử tư đều trông chờ vào giải pháp cuối cùng này và hơn nữa họ muốn giữ bí mật cá nhân. Có những chuyện “nội bộ” trong gia đình hay chuyện “tế nhị” không thể chia sẻ cùng ai. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên của những người trong nghề này là “không có người thứ ba”. Hành nghề này đã lâu, ông chứng kiến nhiều chuyện dở khóc, dở cười và cũng không ít điều đau lòng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Rồi ông kể một câu chuyện mà bản thân rất ấn tượng về “thân chủ” của mình. M, một giám đốc công ty xây dựng có tiếng ở Hải Phòng suốt ngày bù đầu với công việc. Điều kiện vật chất đầy đủ song càng ngày anh càng thấy Q (vợ mình) có những biểu hiện khác lạ. Sinh nghi ngờ, đem chuyện tâm sự với bạn bè, M được khuyên nhờ thám tử làm rõ sự chung thủy của vợ mình.

Sáng hôm sau, công ty đã cử hai thám tử giám sát Q. Sau khi chồng đi làm được khoảng 30 phút, Q cũng rời nhà trong bộ váy gợi cảm, cô đi xe Vespa màu trắng và thẳng tiến đến “điểm hẹn”. Tại đây, cô gặp và cùng một người nam đi xe Nouvo đến một quán cafe. Khoảng một giờ đồng hồ sau, họ đi thẳng đến khách sạn. Khi nghe các thám tử gọi điện báo tin vợ mình vào khách sạn với một người đàn ông khác, M nghẹn lời, cúp máy và phóng xe thẳng đến. Những tưởng gặp phải tình huống này, anh sẽ điên lên, không làm chủ được bản thân mình nhưng anh bình tĩnh vào trong quầy lễ tân, rồi gọi điện cho vợ và nói: “Em xuống đi, anh đang chờ ở dưới…”.

Ít phút sau thấy Q lủi thủi đi xuống. Nhìn thấy chồng, Q có vẻ rất bối rối và tỏ ra hối hận, cô nói lời xin lỗi chồng và cả hai rời khách sạn về nhà. Hôm sau, M đến thanh toán phí cho công ty và nói lời cảm ơn đã giúp anh làm sáng tỏ sự thật khi còn chưa quá muộn. Chính vì nể phục cách cư xử của M mà ông Hà nhớ mãi câu chuyện đó.

Thời kinh tế thị trường, nhu cầu thám tử tư để tìm hiểu thông tin của các cá nhân, tổ chức là rất lớn. Một công ty muốn truy tìm các lô hàng nguồn gốc không rõ ràng đang làm thiệt hại trực tiếp cho hàng chính hãng; những nhạc phụ, nhạc mẫu muốn tìm hiểu chàng rể tương lai của ái nữ nhà mình có dính vào nghiện ngập, cờ bạc, chơi bời hay không để quyết định tổ chức đám cưới; một công ty nghi bị đối phương cài “gián điệp kinh tế” vào đơn vị mình để phá hoại, ăn cắp công nghệ sản xuất… Tất cả đều tìm đến dịch vụ thám tử để tìm lời giải đáp.

Minh Hoàng, một thám tử vào nghề đã hơn 3 năm nay tâm sự: “Rất nhiều trường hợp các bậc phụ huynh “đặt vấn đề” giám sát những cậu quý tử mới 15-16 tuổi của họ không về nhà, điện thoại thì tắt máy, chiếc xe máy vẫn thường đi đã mang đặt hiệu cầm đồ. Họ tìm đến công ty thám tử tư với yêu cầu: Làm rõ xem những quý tử này có dính vào cờ bạc, chích choác hay giao du với đám đối tượng xấu hay không? Để thực hiện thành công các “phi vụ” tương tự, các thám tử phải sắm đủ các vai, trà trộn khắp các ngõ ngách”.

Nỗi lòng của người trong nghề

Ngày 22-4-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ (DVBV). Theo Nghị định này, các doanh nghiệp kinh doanh DVBV được hoạt động trong các lĩnh vực DVBV con người; DVBV tài sản, hàng hóa; bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức; DVBV an ninh, trật tự, các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội. Nghị định cũng nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh DVBV và nhân viên của doanh nghiệp tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức. Do vậy, trao đổi với phóng viên, giám đốc một công ty thám tử tư khẳng định: Dù luật quy định như vậy song nhu cầu thực tế lại đòi hỏi loại hình dịch vụ này. Tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực này hiện đang hoạt động “chui”. Nghĩa là khi đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng thì đều phải né cụm tự “thám tử tư” mà thay bằng “cung cấp thông tin”. Đây là cách “lách luật” vì theo quy định các công ty này được phép ký kết với khách hàng bằng các hợp đồng có tên mang tên “cung cấp thông tin”, hay “giám sát”. “Chỉ trên những website, các công ty này mới thẳng thắn dùng từ “thám tử tư” để quảng cáo hoạt động của mình. Danh không chính mà ngôn cũng chẳng thuận, nhiều anh em đi làm việc gặp muôn vàn khó khăn, chưa kể đến những nguy hiểm do tính chất công việc” – vị giám đốc này bày tỏ.

Thực tế, bên cạnh tiện ích mà dịch vụ này mang lại thì cũng có nhiều công ty với đội ngũ thám tử không có kinh nghiệm, không hiểu luật, can thiệp hay nhòm ngó quá sâu vào đời sống của công dân. Thậm chí không ít thám tử trong quá trình thực hiện công việc lại nảy ra hành vi phạm pháp như “tống tiền” thân chủ hay phục vụ ý đồ xấu. Chính vì vậy, theo một thám tử kinh nghiệm, để tránh vi phạm pháp luật, người hoạt động trong loại hình dịch vụ này phải biết ranh giới để hoạt động, không phải vấn đề nào của khách hàng cũng được phép tìm hiểu, có những yêu cầu phải từ chối.

Nội dung theo báo An Ninh Hải Phòng ( http://www.anhp.vn)

Tham tu hai phong, dịch vụ thám tử hải phòng, tham tu tu hai phong,thám tử tư hải phòng, công ty thám tử hải phòng, Tham tu hai phong, thám tử hải phòng