Thám tử GISS: Chống gian lận thương mại

206

Thám tử tư – Hiện nay, hàng hóa thật giả lẫn lộn làm xáo trộn thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị lớn bán trà trộn hàng thật, hàng giả. Ngay các nhà cung cấp, những người đại diện thương hiệu cũng đau đầu trước thực trạng doanh nghiệp bán hàng chỉ bán một phần hàng chính hãng để lấy tiền khuyến mãi của hãng, rồi lại tự trà trộn hàng Trung Quốc, hàng kém chất lượng, không tem mác xen vào để kiếm lời nhiều hơn.


Cơ quan chức năng thì không quản lý xuể, các đại diện thương hiệu lại không dám làm lớn chuyện. Vì sợ nếu phối hợp cùng cơ quan chức năng để kiểm tra, phát hiện hàng gian, hàng giả thì người tiêu dùng biết nhãn hiệu đó có hàng giả sẽ không mua hàng. Do vậy, nhiều đại diện thương hiệu cố tình làm lơ với hàng gian, hàng giả nhằm “lấy điểm” với chủ thương hiệu ở nước ngoài.

Về công tác quản lý nhà nước, hàng hóa hiện nay xô bồ từ chất lượng đến giá cả nhưng chưa có một cơ quan thuế, quản lý thị trường nào có thể kiểm tra được hàng tồn kho của các công ty bán lẻ lớn. Các trung tâm, siêu thị, cửa hàng lớn thường có nhiều chi nhánh ở nhiều địa bàn khác nhau không thuộc quyền quản lý của riêng cơ quan, ngành địa phương nào.

Do vậy, gần như việc quyết toán chỉ trên sổ sách do doanh nghiệp khai báo, còn thực tế thế nào, hàng còn bao nhiêu, hàng nào không khai báo thì chẳng cơ quan nào biết được do không đủ lực lượng để kiểm tra hàng tồn.

Trước đây, có trường hợp Chi Cục thuế quận 10 kiểm tra kho hàng của một doanh nghiệp nhỏ thì phát hiện kho trống, hàng đã bán hết nhưng doanh nghiệp cứ khai hàng tồn để khỏi nộp thuế. Giờ đây, với tình trạng nhiều doanh nghiệp bán hàng trôi nổi, hàng không nhãn mác thì chắc hẳn, nếu kiểm tra hàng tồn sẽ dôi ra không ít hàng hóa ngoài sổ sách, nhất là ở những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng.

Nhà nước giao trách nhiệm quản lý hàng hóa trên thị trường cho quá nhiều cơ quan quản lý ở nhiều khâu, nhưng việc quản lý giờ đây gần như manh mún, ngoài vòng phủ sóng của một ngành. Nguyên nhân, chưa liên kết các khâu, các  ngành lại với nhau để có một “nhạc trưởng”. Dù Ban chỉ đạo 127 hiện nay có chức năng tương tự như người nhạc trưởng nhưng lại là những người kiêm nhiệm, không có trách nhiệm cụ thể khi xảy ra những vi phạm trên thị trường.

Do vậy, đã đến lúc xây dựng một “tướng” tinh nhuệ, chuyên trách có quyền điều binh khiển tướng “dẹp loạn” trên thị trường, song song với quyền hạn là quy trách nhiệm nếu người đứng đầu để hàng gian, hàng giả tồn tại trên địa bàn của mình, đến tay người tiêu dùng. Mà việc trước tiên, phải xây dựng hệ thống mạng liên thông từ hải quan, thuế, quản lý thị trường… để kiểm soát từng lô hàng, từng mã sản phẩm cho dù hàng đó nhập từ nước ngoài hay được sản xuất trong nước. Như vậy, trước hết việc khai báo hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có nguồn đối chứng và khi kiểm kho hàng sẽ sàng lọc được hàng lậu, hàng giả.

Thám tử GISS